Giám đốc Sản phẩm FUNiX chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn công việc đầu tiên
Giám đốc xSeries Nguyễn Hải Nam chia sẻ với các bạn trẻ kinh nghiệm trong việc lựa chọn công việc đầu tiên.
- Bài học kinh nghiệm từ các sếp quyền lực trong Cơ hội cho ta
- [GAMESHOW TUYỂN DỤNG - CƠ HỘI CHO TA MÙA 3] Link Zoom tham gia số 6
- Học viên tìm được việc ưng ý nhờ tham gia gameshow FUNiX
- Lộ diện các Sếp quyền lực tham gia Cơ hội cho ta mùa 3 - số 5
- Học viên Chứng chỉ Doanh nghiệp nhận 3 offer việc làm từ chương trình Cơ hội cho ta
Table of Contents


Đợt này mình nhận làm cố vấn cho chương trình Cơ hội cho ta. Trong các buổi trò chuyện với các bạn chuẩn bị lên sóng thấy có nhiều câu hỏi của các bạn về việc lựa chọn công việc đầu tiên khá thú vị. Được sự cho phép của BTC, mình post một vài câu hỏi thường gặp khi lựa chọn công việc đầu tiên và câu trả lời theo góc nhìn cá nhân của mình lên đây để mọi người cùng nhau trao đổi và suy nghĩ.
1. Nên chọn công ty product hay outsourcing khi lựa chọn công việc đầu tiên?
Công ty Product là công ty làm sản phẩm và sống dựa vào việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến sản phẩm đó. Còn ngược lại, công ty Outsource là công ty làm phần mềm thuê cho người khác/đơn vị khác…
Đối với đa phần những người làm việc ở vị trí fresher dev, thì mình nghĩ dù công ty làm product hay outsourcing cũng không ảnh hưởng đến công việc của chúng ta đang làm lắm. Vì chúng ta sẽ bắt đầu với vị trí là kỹ sư phần mềm, và làm những tác vụ cơ bản khá là giống nhau. Sau 1-2 năm, khi đã có những kỹ năng làm việc cơ bản và có định hướng tốt hơn, chúng ta có thể suy nghĩ tiếp về môi trường làm việc nào phù hợp với định hướng của mình.
2. Nếu em đã làm việc 1-2 năm rồi thì sao?
Có nhiều bài viết nói về những ưu điểm của công ty làm product rồi nên mình không đề cập lại nữa (được sáng tạo hơn, làm nhiều việc hơn trong các công đoạn liên quan đến phần mềm, có tư duy làm sản phẩm, cơ hội lương cao, etc )… Mình xin đề cập đến các ưu điểm của công ty làm outsourcing để mọi người có thể cân nhắc đưa ra lựa chọn phù hợp cho mình:
– Được tiếp cận và thử sức với những dự án rất lớn, làm việc với khách hàng chuyên nghiệp và có những đòi hỏi khắt khe. Chúng ta sẽ học hỏi được rất nhiều từ những người khách hàng “khó tính” này.
– Có cơ hội tiếp cận nhiều ý tưởng, làm mới mình và cập nhật kiến thức thường xuyên hơn. Thoạt nghe thì có vẻ rất vô lý, vì làm product thì mới được trải nghiệm và cập nhật nhiều hơn chứ nhỉ? Nhưng thực ra, do vòng đời của các dự án outsourcing ngắn hơn nên chúng ta sẽ có trải nghiệm kiểu “6 tháng 1 cô bạn gái”, so với việc “yêu 1 cô từ khi học cấp 3 cho đến lúc cưới một cô khác làm vợ” – làm product cần sự bền bỉ, theo đuổi sản phẩm từ lúc demo cho đến producttion là một quá trình dài hơi hơn rất nhiều.
– Bắt đầu học hỏi được tư duy tạo ra các sản phẩm cho khách hàng, là điểm bắt đầu cho những ý tưởng để có thể tạo ra những sản phẩm sau này.
– Được phát triển nhiều nhóm kỹ năng khác nhau, từ lập trình, giao tiếp, dẫn khách hàng đi nhậu, nghe chửi, … so với làm product thì mình thấy thoải mái và tự do hơn đối với những người thích hướng ngoại.
3. Cần quan tâm những gì khi lựa chọn công việc đầu tiên?
Theo mình thì có những điều sau mọi người có thể cân nhắc khi apply công việc đầu tiên:
Sếp
Sếp ở đây là người trực tiếp quản lý và dẫn dắt các bạn trong công việc, không phải “sếp tổng” hay “người phỏng vấn” các bạn. Trong quá trình phỏng vấn và thương lượng công việc, chúng ta cố gắng hỏi han và làm rõ hơn vai trò của “sếp” này. Nếu là mình, mình sẽ ưu tiên “sếp” có những điều sau:
+ Sếp không chỉ là người quản lý công việc của bạn mà còn dẫn dắt và định hướng cho bạn trong công việc.
+ Sếp dành thời gian để lắng nghe bạn.
+ Sếp cho bạn cơ hội làm những công việc thử thách.
Môi trường làm việc
Công ty bạn đang apply là công ty lớn hay nhỏ, văn hóa công ty có gì đặc biệt? Có môi trường quân đội như Viettel không? Có “trên bảo dưới phải nghe” như Vin không? Có yêu cầu nhân viên mặc đồng phục và đi làm đúng giớ như IBM không? Có yêu cầu chặt chẽ về network và device khi làm việc với khách hàng như Fsoft không? Liệu khi làm việc trong một môi trường như vậy, có phù hợp và thoải mái để bạn làm việc cũng như rèn luyện bản thân mình? Có dễ dàng cho bạn hòa nhập hay không?
Lương
Ở vị trí fresher, mình nghĩ ” lương đủ sống” là đủ, nhưng bạn nên cống hiến hết mình và cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất cho công ty. Đừng vội tính toán thiệt hơn, đừng vội nghĩ rằng mình chỉ làm “đủ” với mức lương được nhận. Nếu bạn nghĩ mình đang đóng góp nhiều hơn, chúng ta đã có lợi thế rõ rệt để có thể bàn lại câu chuyện về lương trong buổi review tiếp theo với công ty. Mình tin rằng những đóng góp đó sẽ sớm được hồi đáp lại thôi.
Nguyễn Hải Nam
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN HỌC LẬP TRÌNH TẠI FUNiX
Bài liên quan
Moha Software hợp tác FUNiX tiếp cận nguồn nhân sự chất lượng cao
Doanh nghiệp rộng cửa chào đón học viên FUNiX phù hợp đến thực tập và làm việc chính thức tại công ty.
Nhiều bạn trẻ tuổi teen học công nghệ thông tin với FUNiX Wings
Nhiều bạn trẻ tuổi teen chọn khóa học công nghệ FUNiX Wings, như một lựa chọn trên lộ trình hướng nghiệp sớm.
Học sinh lớp 5 'thích mê' học lập trình Scratch online
Suốt ba tháng hè, Vũ Minh Anh (10 tuổi, TP.HCM) được tham gia khóa học Lập trình Scratch online tại FUNiX khiến em thích mê. Khóa học không chỉ giúp em thêm yêu thích công nghệ thông tin, mà còn...
Gần 2.000 bạn nhỏ học Khoa học máy tính với Python tại FUNiX
Khóa Khoa học máy tính với Python online tại FUNiX thu hút gần 2.000 học sinh tham gia nhờ phù hợp lứa tuổi, là nền tảng để phát triển kiến thức công nghệ.
Meta Ecom 'bắt tay' FUNiX phát triển nhân sự ngành thương mại điện tử
Meta Ecom vừa ký kết hợp tác với FUNiX với mong muốn tìm kiếm nhiều ứng viên phù hợp, tài năng lĩnh vực công nghệ thông tin.
Ecomstone hợp tác FUNiX tìm kiếm nhân sự công nghệ tiềm năng
Công ty cổ phần Ecomstone Việt Nam ký kết hợp tác với FUNiX về đào tạo, hướng nghiệp, tuyển dụng nhằm tìm kiếm, thu hút nhân tài lĩnh vực công nghệ.
FUNiX hợp tác VVN AI tìm kiếm nhân sự tiềm năng lĩnh vực AI
Với mong muốn tìm kiếm các nhân sự tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung, lĩnh vực AI, bảo mật và ký số nói riêng, VVN AI chính thức ký kết hợp tác chiến lược về...
Chàng trai 23 tuổi trở lại ngành IT nhờ khóa học trực tuyến
Từng bỏ ngang đại học ngành IT, Nguyễn Thuận (sinh năm 2001, Bình Dương) quyết tâm quay lại ngành với khóa lập trình trực tuyến tại FUNiX.
Bình luận (0
)